Sử dụng cho bút máy Mực muối sắt

Bút máy viết thử bằng mực muối sắt xanh đen của hãng Ecclesiastical Stationery Supplies Registrars Ink, được sử dụng tại Vương quốc Anh cho các tài liệu chính thứcMực muối sắt cho bút máy đóng trong chai 0,5 lít với hộp đựng, khoảng những năm 1950Giấy chứng nhận kết hôn của Đức cấp ngày 6 tháng 12 năm 1952 tại Landshut được ký bằng mực muối sắt

Mực muối sắt truyền thống dành cho bút nhúng, không phù hợp với bút máy hoạt động theo nguyên tắc mao dẫn. Việc tích lũy kết tủa sắt(III) gallate trong ruột bút có thể làm tắc nghẽn mao dẫn bút máy. Hơn nữa, mực muối sắt truyền thống có tính axit cao có thể ăn mòn các bộ phận bút máy kim loại (một hiện tượng oxi hóa khử). Những hiện tượng này có thể phá hủy chức năng của bút máy.

Hiện nay đã có các công thức mực muối sắt cải tiến dùng cho bút máy, chẳng hạn như mực đóng chai màu xanh đen của Lamy (ngừng sản xuất năm 2012), Montblanc (ngừng sản xuất năm 2012), Chesterfield Archival Vault (ngừng sản xuất năm 2016), Diamine Registrar's Ink, Ecclesiastical Stationery Supplies Registrars Ink, Hero 232 và Organics Studios Aristotle Iron Gall.[8] Các nhà sản xuất còn cung cấp một số loại khác ngoài màu xanh đen như Gutenberg Urkundentinte G10 Schwarz (mực giấy chứng nhận G10 đen), mực KWZ Iron Gall, mực Platinum Classic, mực Rohrer & Klingner "Salix" và "Scabiosa" (màu xám tím), mực Stipula Ferrogallico cho bút máy.[8][9][10][11]

Những loại mực muối sắt hiện đại này chứa một lượng nhỏ hợp chất sắt(II) gallate, lượng này đã được tối ưu hóa thông qua tính toán lượng chất tham gia và sản phẩm của phản ứng oxi hóa - khử sắt. Các loại mực cổ điển thường chứa axit dư thừa không phản ứng trong quá trình oxi hóa các hợp chất sắt(II) do đó làm hỏng bút máy. Do đó các công thức hiện đại có xu hướng sử dụng axit clohydric HCl trong khi nhiều loại mực cổ điển sử dụng axit sulfuric H2SO4. Axit clohydric là một chất dễ bay hơi khỏi dung dịch, do đó mực muối sắt hiện đại ít có khả năng làm hỏng giấy hơn mực cổ điển và cũng giữ gìn các thành phần kim loại hơn, nhưng vẫn xảy ra vấn đề nếu dùng mực trong thời gian dài. Các nhà sản xuất hoặc phân phối mực muối sắt hiện đại dùng cho bút máy đôi khi khuyên dùng cách làm sạch kỹ lưỡng hơn bình thường - đòi hỏi mực phải được xả ra thường xuyên bằng nước để tránh tắc nghẽn hoặc ăn mòn các bộ phận mỏng manh. Các bước sau được tiến hành lần lượt để làm sạch hoàn toàn mực muối sắt ra khỏi bút máyː rửa bút (trong và ngoài) liên tục bằng nước, giấm pha loãng hoặc axit citric (để loại bỏ các hợp chất muối sắt còn sót lại), rửa lại nước, sau đó rửa amoniac pha loãng (nếu cần để loại bỏ các vết nhuộm màu còn sót lại), rửa nước thường lại lần cuối.

Thuốc nhuộm trong các công thức mực muối sắt hiện đại chỉ là chất màu tạm thời để làm cho loại mực này nhìn thấy rõ khi sử dụng. Sắt(II) gallate thông qua quá trình oxi hóa chậm sẽ thay đổi màu sắc dần dần tạo ra màu xám đen khi khô hoàn toàn và làm cho chữ viết không thấm nước. Tính chất thay đổi màu của mực cũng phụ thuộc vào đặc tính của giấy được sử dụng. Nhìn chung, quá trình lên màu sẽ nhanh hơn và rõ ràng hơn trên giấy có dư lượng chất tẩy trắng tương đối cao.

Mặc dù không được sử dụng phổ biến trong thế kỷ 21 như bút mực hay bút máy thông thường, mực muối sắt hiện đại vẫn được sử dụng để viết giấy tờ cần lưu trữ lâu dài. Tại Anh, việc sử dụng mực chuyên dùng màu xanh đen đặc biệt của hãng Registrars' Ink có chứa các hợp chất sắt(II) gallate là bắt buộc ở các văn phòng đăng ký cho các tài liệu chính thức như giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng tử và sổ nhật ký của giáo sĩ.[12][13][14][15] Ở Đức, việc sử dụng mực màu xanh hoặc đen đặc biệt urkunden- oder dokumentenechte Tinte hoặc mực vĩnh viễn là bắt buộc trong notariellen Urkunden (tạm dịchː công chứng dân sự hoặc các hoạt động pháp lý khác).[16]

Quy định của Đức đối với mực Urkundentinte (1933)

  • Trong một lít mực phải có ít nhất 27 g axit tannic và axit gallic, ít nhất 4 g sắt. Hàm lượng sắt tối đa là 6 g/l.
  • Sau 14 ngày bảo quản trong bình thủy tinh, mực không tạo vết trong bình hoặc không lắng cặn.
  • Văn bản viết bằng mực này sau tám ngày được rửa bằng nước và rượu thì màu mực phải rất tối.
  • Mực phải chảy dễ dàng từ bút và không dính ngay sau khi khô.[17]

Công thức "mực tiêu chuẩn" của chính phủ Hoa Kỳ (1935)

  • 11,7 g axit tannic.
  • 3,8 g axit gallic C6H2(OH)3COOH.
  • 15 g sắt(II) sunfat.
  • 3 cm3 axit clohydric (hạn chế tạo kết tủa).
  • 1 g phenol C6H5OH (chất diệt khuẩn).
  • Thuốc nhuộm anilin màu xanh nước biển 3,5 g.
  • 1000 cm3 nước cất.[18]

Raymond Wailes (1935) cũng đề cập đến thuốc nhuộm tím methyl[18] có thể được dùng để tạo ra một loại mực muối sắt màu tím mà không cho biết lượng chất cần dùng. Để tránh chất bảo quản phenol độc hại trong công thức tiêu chuẩn của chính phủ Hoa Kỳ, 2 g axit salicylic C6H4(OH)COOH được sử dụng như một chất thay thế an toàn hơn để ngăn ngừa nấm mốc. Hiệu quả của các chất bảo quản này đều gia tăng trong môi trường axit của HCl.

Tiêu chuẩn Ấn Độ 220 (1988)

Ở Ấn Độ, IS 220 (1988): Fountain Pen Ink – Ferro-gallo Tannate (tạm dịchː Tiêu chuẩn mực bút máy từ sắt(II) tannate) đang được sử dụng. Tiêu chuẩn này lần đầu được thông qua vào ngày 21 tháng 11 năm 1988, được sửa đổi lần 3 năm 2010. IS 220 quy định các yêu cầu, phương pháp lấy mẫu và thử nghiệm đối với mực bút máy từ sắt(II) tannate chứa không ít hơn 0,1% sắt.[19]

Phụ lục M quy định rằng mực muối sắt tham chiếu IS 220 phải được chuẩn bị theo công thức sau:

  • Axit tannic 4,0 g.
  • 1,5 g axit gallic.
  • 5,5 g tinh thể sunfat sắt FeSO4·7H2O.
  • 5,0 g axit clohydric đậm đặc.
  • Thuốc nhuộm màu xanh 5,0 g (tham chiếu IS 8642: 1977).
  • Thuốc nhuộm tạm thời (đối với các loại mực ngoài màu xanh đen) theo lời khuyên của nhà cung cấp.
  • Phenol (tham chiếu IS 538: 1968).
  • Nước cất pha vừa đủ tổng thể tích một lít.

Không được sử dụng mực tiêu chuẩn IS 220 trong hơn một tháng sau ngày chuẩn bị và phải bảo quản trong bình mực màu hổ phách (xem IS 1388: 1959).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mực muối sắt http://www.fountainpennetwork.com/forum/topic/3211... http://kwzink.com/language/en/manufactured-inks/ir... http://www.popsci.com/archive-viewer?id=lyoDAAAAMB... http://www.bnotk.de/Notar/Berufsrecht/DONot.php http://travelingscriptorium.library.yale.edu/2013/... http://www.platinum-pen.co.jp/products/spare/ink/e... http://www.realscience.breckschool.org/upper/fruen... http://www.codexsinaiticus.org/en/project/conserva... //dx.doi.org/10.1016%2Fj.polymdegradstab.2017.07.0... http://www.gutenberg.org/ebooks/1483